Khóa học Merchandiser – Nhân Viên Quản Lý Đơn Hàng Ngành May

Tuấn
Ngành may
1419 số sinh viên
Bạn sẽ học được gì
  • Thành thạo tin học văn phòng : Word, Excel để làm báo cáo, đặt vải, npl, kế hoạch…., thành thạo Gmail, Outlook để làm việc với Mill, Vendor và Buyer
  • Nâng cao Tiếng Anh chuyên ngành may – Đọc hiểu tài liệu kỹ thuật của khách hàng các sản phẩm: Polo Shirt, Jacket, Dress, Jean, Veston, Coat
  • Tiếng Anh giao tiếp đi làm trong ngành may để làm việc với Factories, Client, Suppliers qua Gmail, KakaoTalk, Viber, Skype, Outlook
  • Nghiệp vụ MD- Quản lý đơn hàng ngành may như: Sourcing, Sample Development, Costing, Purchasing, Payment, Booking Container, Import – Export….
  • Hiểu sâu về Vải và NPL, nhận biết, chọn vải, source đúng vải, biết xử lý vấn đề lỗi vải
  • Fabric (knit, woven, denim, jacket) – Học viên sẽ được hiểu kỹ hơn về các loại vải, xơ, sợi, thành phần vải để Sourcing
  • Quy trình làm Lap – Dip, phát triển các Swatches trên vải, áo quần hoặc pantone
  • Cung cấp các kiến thức thực tiễn và chuyên sâu, kỹ năng nghiệp vụ
  • Tính giá Costing, Giá FOB, Giá gia công CM, Giá CMPT, Giá CIF….thống nhất về giá cả và kế hoạch với nhà máy làm gia công
  • Quy trình làm Packing List, Đặt Carton, Polybag & Booking Container
  • Production Planning: Theo dõi và giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh khi sản xuất đại trà Bulk Production
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng, năng suất và tiến độ giao hàng
  • Quy trình lên kế hoạch sản xuất ngày vào chuyền Line Map, theo dõi tiến độ đơn hàng, book lịch kiểm cho QA & QC
  • Cung cấp các Real Situation trong doanh nghiệp, nguyên nhân và biện pháp xử lý
  • Bài tập là các tình huống thực tế để các bạn trau dồi kiến thức, các bạn sẽ làm và gửi lại cho thầy, thầy sẽ chữa vào buổi tối hàng ngày
  • Bài học sẽ được update hàng tuần dựa trên ý kiến học viên và yêu cầu công việc hàng ngày
  • Thương mại quốc tế Incoterms, Import – Export: Quy trình xuất nhập khẩu hàng may mặc
  • International Payment: Thanh toán quốc tế chuyển tiền bằng điện T/T – Telegraphic Transfer & LC – Letter of Credit
  • Feedback và Comment của khách hàng để sửa chữa và rút kinh nghiệm đơn hàng tiếp theo
  • Hỗ trợ các bạn không chỉ trong thời gian học mà còn cả trong quá trình đi làm, không giới hạn thời gian, bất cứ khi nào các bạn cần là hỗ trợ.
  • Quy trình viết CV bằng tiếng anh – phân tích yêu cầu của đơn vị tuyển dụng
  • QUY TRÌNH PHỎNG VẤN ,VIẾT CV CHO MERCHANDISER TẠI FACTORIES, BRANDS &VENDORS
  • ĐƯỢC HỌC HỎI KINH NGHIỆM THỰC TẾ 15 NĂM LÀM MD
  • KINH NGHIỆM KỸ NĂNG LÀM VIỆC 15 NĂM LÀM MERCHANDISER
  • PHÁT TRIỂN BẢN THÂN CƠ HỘI THĂNG TIẾN CAO HƠN
  • HỖ TRỢ, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM PHÙ HỢP SAU KHÓA HỌC
  • CHỨNG CHỈ MERCHANDISER CÓ CON DẤU ĐỎ
Nội dung khóa học
Thông tin giảng viên
Hình đại diện của người dùng
Tuấn Mr. Tuấn có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành may măc. Từng trực tiếp làm việc trong nhà máy, văn phòng đại diện Vendor và cả Brand lớn trên thế giới.
- 5 năm làm việc trong vai trò Merchandiser nhân viên quản lý đơn hàng trong nhà máy của Japan
-10 năm làm việc cho văn phòng đại diện của Mỹ với vai trò Team Leader
-Hiện tại anh đang làm việc tai PEM Fashion Collection với vai trò là Director of Production Planning.
493 bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Nguyễn Văn Hùng
Nguyễn Văn Hùng
1 tháng trước

Câu 1 :

Các đơn vị đo trong ngành may : inch , cm , yard

Kí hiệu :

inch : ” ; centimet : cm ; yard : y

1” = 2.54 cm 1 Y = 36” = 91,44 cm

Câu 2 :

Các cách chia nhỏ 1 inch :

  • 1inch chia làm 2 phần thì sẽ có 0 , 1/2 , 1
  • 1 inch chia làm 4 phần : 0 ,1/4,1/2,3/4,1
  • 1 inch chia làm 8 phần : 0 , 1/8,1/4,3/8,1/2,5/8,3/4,7/8,1
  • 1 inch chia làm 16 phần : 0,1/16,1/8,3/16,1/4,5/16,…7/8,15/16,1

Câu 3 :

3/4 – 5/16 = 7/16

7/8 – 3/4 = 1/8
13/16 – 3/8 = 7/16

5”5/8 – 4”7/16 = 19/16

4”7/16 – 3”3/4 = 11/16

Câu 4 :

Những điểm cần chú ý của 1 mã hàng :

  • Tên khách hàng
  • Master style ( mã hàng )
  • BOM ( bill of material ) : danh sách vải và nguyên phụ liệu
  • Measurement chart ( bảng thông số )
  • Sketches ( đặc điểm mô tả hình dáng của sản phẩm ) :

+ Front ( mặt trước )

+ Back ( mặt sau )

  • Product safety callout ( an toàn của sản phẩm )
  • Fit comments : comments nhận xét mẫu fit của khách hàng

Nguyễn Thị Vân Khanh
Nguyễn Thị Vân Khanh
2 tháng trước

1. ASSORT-Đóng phối

Đối với mã hàng OP-1813, trong thùng sẽ có 6 sp size S, 12 sp size M, 12 sp size L, 6sp size XL và 6 pack

Số lượng thùng và pack cho từng loại sản phẩm:

– Black: 134 thùng; 804 pack

– M.Grey: 101 thùng; 606 pack

– Cement: 17 thùng; 102 pack

– Tổng cộng: 252 thùng và 1512 pack

2. SOLID-Đóng đơn

Số lượng thùng cho từng loại sản phẩm:

– Black:

S: 23 thùng và 134 pack

M: 45 thùng và 268 pack

L: 45 thùng và 268 pack

XL: 23 thùng và 134 pack

M.Grey:

S: 17 thùng và 101 pack

M: 34 thùng và 202 pack

L: 34 thùng và 202 pack

XL: 17 thùng và 101 pack

Cement:

S: 3 thùng và 17 pack

M: 6 thùng và 34 pack

L: 6 thùng và 34 pack

XL: 3 thùng và 17 pack

Tổng cộng: 256 thùng và 1512 pack

Nguyễn Thị Vân Khanh
Nguyễn Thị Vân Khanh
2 tháng trước

Câu 1: Báo cáo 4 điểm là báo cáo tính điểm lỗi dựa vào kích thước trên vải

– Lỗi có kích thước 0-3″ : 1 điểm
– 3-6″ : 2 điểm
– 6-9″ : 3 điểm
– trên 9″: 4 điểm
Ngoài ra các lỗi như mất sợi ngang, lỗi mọt, thủng dù lớn hay nhỏ và lỗi mang tính chu kì đều 4 điểm. Số lượng cây vải được kiểm tra là 10% lượng vải nhập kho.

Câu 2: Cách làm & tính % độ co dãn của vải:

-Kiểm tra 10% số lượng cây vải nhận được

-Cắt 1 lượng vải dài 1m

-Vẽ 1 ô vuông có kích thước 50 x 50cm trên mảnh vải đã cắt tương ứng kích thước D0, N0.

-Tiến hành wash hoặc ủi tùy theo yêu cầu

-Đo lại kích thước của ô vuông thu được kích thước D1, N1

– Công thức tính % độ co dãn:

Độ co dãn dọc = (D1 -D0)/D0

Độ co dãn ngang = (N1-N0)/N0

Câu 3:

Có 2 dạng loang màu tương ứng với 2 cách giải quyết:

– Vải bị loang màu theo chu kì và loang màu dọc 2 biên, loang màu ít.

Cách giải quyết: làm việc với Pattern và Marker, giác sơ đồ trách những chỗ loang màu hoặc xếp những bán thành phẩm có vị trí khuất trên sản phẩm như lót trong cổ, manchette, nẹp,… vào phần vải loang màu.

– Vải bị loang màu nhiều và không theo chu kì.

Cách giải quyết: Báo cho supplier để xử lý, về phía supplier sẽ có 2 cách giải quyết: cho nhân viên đến sơn chống loang, nếu loang màu quá nghiêm trọng thì sẽ trả lại nhà cung cấp và bù lại số vải bị lỗi.

Câu 4: Vai trò của báo cáo NPL là giúp nhân viên MD có thể biết được tình trạng số lượng nguồn hàng có đủ cung cấp sản xuất cho đơn hàng hay không và từ đó có kế hoạch đặt hàng để đáp ứng đủ. Khi KH gửi thiếu NPL cần phải báo cáo lại và đưa ra hướng giải quyết.

Câu 5: Trọng lượng vải là khối lượng của vải trên 1 đơn vị diện tích. GSM là 1 đơn vị đo trọng lượng vải và được hiểu là số gram trên 1 mét vuông.

Câu 6: Nếu consumption của Marker cao hơn consumption Buyer thì ngay lập tức phải call out khách hàng, tại sau cao hơn và đưa ra hướng giải quyết.

Nguyễn Thị Vân Khanh
Nguyễn Thị Vân Khanh
2 tháng trước

Câu 1: Các đơn vị đo kèm kí hiệu:

– Inch kí hiệu là “

– Yard kí hiệu là Y

Câu 2: Các cách chia nhỏ 1 inch:

– 1″ chia thành: 2 phần, 4 phần, 8 phần, 16 phần

Câu 3:

– 7/16

– 1/8

– 7/16

– 1″3/16

– 11/16

Câu 4: Những điểm cần chú ý khi làm 1 mã hàng

– Khách hàng

– Mã hàng

– BOM

– Measurement Chart

– Sketches

– Product Safety Callout

– Fit Comments

Nguyễn Thị Vân Khanh
Nguyễn Thị Vân Khanh
3 tháng trước

Câu 1: CT tính dài dây viền khi cắt xéo 45 độ:

2*Fabric Width* sin 45 độ

Câu 2: CT tính định mức dây viền xéo 45 độ:

(rộng dây viền*dài dây viền) / dài dây viền khi cắt xéo 45 độ + hao hụt (3-5%)

Câu 3: CT tính định mức vải áo thun dệt kim:

((dài thân + dài tay)*vòng ngực*GSM) / (1m vuông* 1kg) + hao hụt

Câu 4: CT tính định mức vải dệt thoi cho thân áo sơ mi:

(body length*(1/2 chest)*2) / fabric width

Câu 5: CT tính định mức vải dệt thoi cho tay áo sơ mi:

(sleeve length*bicep width*2) / fabric width

Câu 6: CT tính định mức vải dệt thoi cho lá cổ áo sơ mi:

( collar outside length*collar height*2) / fabric width

Câu 7: CT tính định mức vải dệt thoi cho manchette áo sơ mi:

(cuff length* cuff height*4) / fabric width

Câu 8: CT tính định mức vải dệt thoi cho chân cổ áo sơ mi:

(collar band length*collar band height*2) / fabric width

Câu 9: CT tính định mức vải dệt thoi cho cầu vai áo sơ mi:

(across shoulder*yoke height*2) / fabric width

Câu 10: CT tính định mức vải dệt thoi cho áo sơ mi:

ĐM thân áo + ĐM tay áo + ĐM lá cổ + ĐM chân cổ + ĐM cầu vai + ĐM manchette + hao hụt

Câu 11: CT tính giá gia công:

CM= (Tổng chi phí hàng tháng* Số máy móc để hoàn thiện mã hàng) / (Tổng số máy móc trong nhà máy* Số ngày làm việc/tháng* mục tiêu sản xuất/ giờ)

Câu 12: CT tính giá vải (Fabric Price):

Giá vải = ĐỊnh mức vải * Đơn giá

Câu 13: CT tính giá NPL (Trims Cost):

Tổng chi phí tất cả NPL của mã hàng gồm: button, care label, main label, interlining, thread,…

Câu 14: CT tính giá NPL đóng gói (Packing Accessories Cost):

Tổng chi phí tất cả NPL đóng gói gồm: Carton, poly bag, card boad, tissure paper, tape, tag pin, barcode, plastic clip, plastic insert, hang tag, price tag, string hantag,…

Câu 15: CT tính chi phí FOB:

Chi phí FOB = fabric price + trims cost + cost of making + packing accessories cost + washing cost + printing cost + embroidery cost + freight cost + banking charge + other cost

Nguyễn Thị Vân Khanh
Nguyễn Thị Vân Khanh
3 tháng trước

Câu 1:

(Bông) -> [Làm sạch] -> (Xơ bông) -> [Chải] -> [Kéo và Xe xơ] -> ( Sợi) -> [Dệt] -> (Vải)

Câu 2:

– Xơ có nguồn gốc từ thực vật: Xơ gốc Celulose (Cotton, Linen/Flax, Jute, Ramie, Bamboo, Coir (xơ dừa), Hemp (gai dầu), Pineapple, Sisal (xidan))… ). Chủ yếu là cotton.

– Xơ có nguồn gốc từ động vật: Xơ gốc Protein (Silk, Wool, Camel Hair, Rabit Hair, Cashmere, Mohair, Alpaca,… ). Chủ yếu là wool.

Câu 3:

– Xơ được điều chế từ hợp chất cao phân tử tự nhiên (Polymer tự nhiên: gốc Cenlulose và gốc Protein): xơ visco, rayon, acetate, modal, lyocell

Xơ được điều chế từ hợp chất cao phân tử tổng hợp (Xơ nhiệt dẻo):

+ Polyamide (Nylon)-PA,

+ Polyester – PET (Một số loại polyester khác cũng có tính thương mại: polybutylene terephthalate (PBT), poly trimethylene terephthalate (PTT) và polycyclohexanedimethylene terephthalate (PCT). Polyethylene naphthalate (PEN))

+ Polyurethan (PU)

+ Polyacrylonitrile (PAN)

+ Polyolefin gồm các xơ điển hình như: polyetylen,polypropylene

+ Polyvinyl gồm các xơ điển hình như: Polyvinyclorur (PVC), Polyvinalcohol (PVA)

– Xơ được điều chế từ hợp chất thấp phân tử (Xơ gốc nhiệt dẻo khác):

+ Xơ thủy tinh

+ Xơ thạch anh

+ Xơ từ kim loại

+ Xơ silicat

+ Xơ carbon

Câu 4: Các phương pháp phân loại sợi : Cấu trúc, pp sản xuất, quy cách nguyên liệu, pp chải (chế phẩm dệt)

– Phân loại sợi dệt theo cấu trúc:

+ Bên trong : Sợi cơ bản (Single Yarn)

+ Bên ngoài: Sợi phức (Ply Yarn); Sợi xe (Cord Yarn)

– Phân loại sợi dệt theo pp sản xuất:

+ Sợi sơ cấp (Primary Yarn)

+ Sợi thứ cấp (Secondary Yarn)

– Phân loại theo quy cách nguyên liệu:

+ Sợi xơ ngắn (Spun Yarn)

+ Sợi xơ ngắn (Filament Yarn)

– Phân loại theo chế phẩm:

+ Vải dệt thoi (Woven)

+ Vải dệt kim (Kniting)

+ Vải không dệt (Non-Woven)

Câu 5: Quy trình sản xuất sợi

(Xơ) -> [Làm sạch] -> [Trộn & Pha] -> [Kéo duỗi] -> [Chải thô] -> [Chải kỹ] -> [Xe sợi] -> (Sợi)

Câu 6: Có 2 loại hệ chải: Chải thô, chải kỹ và chải liên hợp

– Chải thô (CD-Carded Yarn): Áp dụng cho các loại xơ bông, visco, đay, gai, tơ tằm dạng phế liệu có chất lượng trung bình.

– Chải kỹ (CM-Combed Yarn): Áp dụng cho bông, len, gai, tơ tằm dạng phế liệu có chất lượng cao.

– Chải liên hợp (CS – Combined Spinning): Sợi không đều, không bền, xốp, dùng kéo sợi, dệt vải, giữ nhiệt nhưng không đòi hỏi chất lượng cao.

Câu 7: Các tính chất được dựa vào để xét chất lượng xơ kèm đặc điểm từng chất lượng:

– Độ dài xơ: Xét đối với các loại xơ cơ bản. Xơ càng dài và mảnh thì sợi khi được kéo ra sẽ càng đều đặn và bền.

– Độ đều về chiều dài: Xơ ở dạng tự nhiên thì thường chênh lệch về chiều dài, nếu tập hợp xơ không đều về chiều dài thì sợi kéo ra sẽ không đều đặn và kém bền.

– Độ mảnh của xơ (chi số sợi): Mối liên hệ giữa đường kinh (nhiều ngang) và chiều dài hoặc chiều dài và trọng lượng.

Câu 8: Sợi xơ ngắn CD/CM/CS được đo bằng chi số S. Giá trị của S và độ mảnh tỉ lệ thuận với nhau. VD: 10S> 20S> 30S> 40S

– Sợi CD: 8,10,12,14,16,18,20,21,26,30.

– Sợi CM: 20,21,26,30,32,36,40,50,60,100.

Câu 9: Sợi xơ dài Filament được đo bằng chi số Denier – De hoặc D = G (gram)/ L (9km). Giá trị D tỉ lệ nghịch với độ mảnh của sợi. VD: 200D -> 9km sợi có khối lượng 200 gram.

Câu 10: Kí hiệu sợi:

– Độ mảnh sợi:

+ Sợi đơn : Viết bằng 1 con số. VD: S=50.

+ Sợi xe: Viết dưới dạng phân số. VD: S= 50/3.

Câu 11: Các loại sợi và hiện tượng khi đốt:

– Sợi bông (100% Cotton): cháy nhanh, lửa vàng, mùi giấy đốt, tro vụn khi bị vò

– Tơ tằm: cháy chậm hơn bông, khi đốt sợi to co thành cục, mùi tóc cháy, tro vón cục nhỏ màu nâu đen, tro tan khi bị bóp.

– Len: bắt cháy không nhanh, tạo khói khi đốt có mùi tóc cháy, sợi tạo bọt phồng rồi vón cục lại, tro màu đen hơi óng ánh, dòn và bóp tan.

– Sợi viscose (rayon): bắt cháy nhanh, mùi giấy cháy, ít tro và có màu xẫm.

– Acrylic: bắt cháy chậm, khi cháy thành giọt dẻo màu nâu đậm, không bốc cháy, tro màu đen và dễ bóp nát.

– Nylon: cháy yếu, có mùi hành tây, tro cứng màu nâu nhạt và khó bóp nát.

Câu 12: Chỉ được chia thành 3 loại:

– Chỉ từ xơ tự nhiên: Chỉ bông, chỉ tơ tằm, chỉ lanh, chỉ đay
– Chỉ từ xơ hóa học:
+ Chỉ Polyester spun (Astra)
+ Chỉ Polyester filament (Gral)

+ Chỉ Poly-amid filament

+ Chỉ Poly-amid monofilament

+ Chỉ Viscose

– Chỉ từ xơ tổng hợp:

+ Chỉ Cotton Rayon, Cotton PES (Dual duty)

Câu 13: Các tiêu chí chất lượng chỉ khâu:

– Độ bền kéo

– Độ bền ma sát, kích thước sợi đồng đều theo chiều dài

– Độ giãn kéo

– Độ cần bằng xoắn

– Độ bền màu

– Độ bền vi khuẩn

– Độ bền nhiệt

Câu 14: So sánh độ bền ma sát chỉ lanh với các loại chỉ còn lại:

– Bông = x3 lanh

– Tơ tằm = x5 lanh

– PET xơ ngắn = x12,5 lanh

– PET xơ dài = x30 lanh

– PA xơ ngắn = x40 lanh

– PA xơ dài = x150 lanh

Câu 15: Các loại sợi và sản phẩm tương ứng

– 20/2: dùng cho giày, da, nón, đồ jean

– 20/3: dùng cho đồ jean, giày, túi xách, da

– 30/2: đồ mỹ nghệ, túi xách, đồ bảo hộ

– 30/3: đồ jean, lều, sản phẩm da, túi xách, giày da

– 40/2; quần tây, áo khoác, áo sơ mi,..

– 40/3: đồ bảo hộ, mỹ nghệ, giày da,…

– 50/2: Hàng dệt kim, đồ đầm, quần lót,…

– 50/3: đồ mỹ nghệ, may trang trí, quần áo ngoài trời

– 60/2: vải vóc, quần lót, đồ đầm

– 60/3: áo khoác, quần áo sơ mi, ga trải giường, chăn mềm,…

– 80/2: thêu và trang phục phụ liệu

– 80/3: đồ lót, đồ đầm, đồ bộ

Câu 16:

– Khái niệm: Vải dệt thoi (Woven Fabric) được dệt bởi 2 sợi dọc và ngang theo quy luật nhất định và quy luật ấy là kiểu dệt.

– Các kiểu dệt:

+ Vân điểm (plain weave): shirt, veston, dress

+ Vân chéo (twill weave) (z-twill từ trái qua phải, s-twill từ phải sang trái): jean, kaki

+ Vân đoạn (sateen weave): Lining, Satin trơn

Câu 17: Khái niệm vải dệt kim

– Là sản phẩm dạng ống và dạng chiếc do những dòng sợi móc nối liên kết tạo thành. Vải ít nhàu, co giãn. Có 2 kiểu dệt: đan dọc và đan ngang.

Câu 18: Các loại dệt dọc và đặc điểm:

– Tricot:

+ Mặt phải có gân dọc, mặt trái gân ngang

+ Ứng dụng: đồ lót (Underwear)

+ Tính năng: vải có độ mềm (soft), rủ (drape), co giãn dọc và không co giãn ngang

– Milan:

+ Dệt từ 2 sợi dệt kim theo đường chéo, mặt phải gân dọc và mặt trái cấu trúc chéo

+ So với Tricot thì cấu trúc chặt chẽ hơn, bề mặt mềm mượt và đắt hơn

+ Ứng dụng: may đồ lót

+ Tính năng: nhẹ và mượt

– Raschel:

+ Mật độ sợi cao, không co giãn, đôi khi mật độ sợi thấp như mắt lưới và 2 mặt giống nhau.

+ Ứng dụng: Vải lót cho jacket, coat, vest

Câu 19: Các loại dệt ngang và đặc điểm:

– 1 mặt phải (Single Kinit):
+ Single Jersey (thun 2 chiều, 4 chiều)

+ Pique ( vải cá sấu): áo polo

+ Terry (da cá): hoodie, jogger

– Double Knit:

+ Vải rib: bo cổ, bo tay,…

+ Vải Interlock: sport, dress, legging

Nguyễn Thị Vân Khanh
Nguyễn Thị Vân Khanh
3 tháng trước

Câu 1: Phát triển mẫu bao gồm những mục: Mẫu có thể là mẫu sống ( Raw sample) hoặc tài liệu kỹ thuật ( Tech Pack)

– Tên mã hàng, mùa ( style, season)

– Hình ảnh mẫu (Sketch)

– Thông số ( Measurement chart)

– Vải, phụ liệu (Fabric, Accessories)

– Quy cách may (Workmanship)

Câu 2: Khi phát triển mẫu cần những mẫu sau:

– Proto (PPR – Product Prototype Review)

+ Đặc điểm: Mẫu được may đầu tiên từ tài liệu và bản phác thảo của khách hàng

+Chức năng: Kiểm chứng dựng hình, thông số và lên form

+NPL: Có thể sử dụng NPL thay thế (cùng loại nhưng khác màu)

+Số lượng: 1

+Size: Base

– Fit (PFR-Product Final Review)

+Đặc điểm: Là mẫu may lại lần 2 dựa vào những chỉnh sửa của mẫu Proto

+Chức năng: Tương tự mẫu Proto

+NPL: Sử dụng đúng NPL tiến hành may mẫu hoàn chỉnh để khách hàng kiểm tra về: Chất liệu, màu sắc NPL, kiểu dáng sản phẩm, độ vừa vặn của mẫu.

+Số lượng: 1

+Size: Base

– SMS (Sale’s Sample)

+Đặc điểm: Mẫu chào giá, thăm dò thị trường

+Chức năng: Chào giá, thăm dò thị trường

+NPL: Sử dụng đúng chất liệu của khách hàng

+Số lượng: Theo yêu cầu và sử dụng tài liệu khách hàng

+Size: Cơ bản

– Size Set or Full Size

+Đặc điểm: Mẫu thử rập (May tất cả các size)

+Chức năng: Kiểm tra thông rập, phương pháp nhảy mẫu của các size có đảm bảo chính xác theo yêu cầu rập trước khi sản xuất đại trà.

+NPL: Tương tự mẫu SMS

+SL: Tương tự mẫu SMS

+Size: Đầy đủ tất cả các size hoặc theo size nhỏ nhất – Size cơ bản – Size lớn nhất theo yêu cầu khách hàng

– Mẫu PP (Pre-Production Sample)

+Đặc điểm: Là mẫu may trước trước khi sản xuất đại trà

+Chức năng: Sử dụng cho sản xuất đại trà và là căn cứ kiểm tra cho hàng sản xuất đại trà và hàng trước khi xuất

+NPL: Sử dụng đúng loại trong sản xuất đại trà

+Số lượng: tương tự SMS và Full Size

+Size: Size cơ bản

Câu 3: Trước khi sản xuất hàng loạt cần họp PP Meeting. Các thành phần tham gia gồm: MD là người chủ trì, trưởng phòng kỹ thuật, tổ trưởng hoàn tất, tổ trưởng cắt, kho, Pattern, Marker, QA, QC. Tài liệu được sử dụng là QC File

Câu 4: QC File gồm:
– TP (Tech Pack) update từ comments
– PO (Purchasing Order): Style, Color, Size, Số lượng
– ETD (Estimated Time of Delivery)
– PP meeting report
– Test report: Độ co, kiểm vải, trọng lượng
– Folding Way, Packing List
– Priting, Embroidery, Wash
– Additional Information

  • Thành thạo tin học văn phòng : Word, Excel để làm báo cáo, đặt vải, npl, kế hoạch…., thành thạo Gmail, Outlook để làm việc với Mill, Vendor và Buyer
  • Nâng cao Tiếng Anh chuyên ngành may – Đọc hiểu tài liệu kỹ thuật của khách hàng các sản phẩm: Polo Shirt, Jacket, Dress, Jean, Veston, Coat
  • Tiếng Anh giao tiếp đi làm trong ngành may để làm việc với Factories, Client, Suppliers qua Gmail, KakaoTalk, Viber, Skype, Outlook
  • Nghiệp vụ MD- Quản lý đơn hàng ngành may như: Sourcing, Sample Development, Costing, Purchasing, Payment, Booking Container, Import – Export….
  • Hiểu sâu về Vải và NPL, nhận biết, chọn vải, source đúng vải, biết xử lý vấn đề lỗi vải
  • Fabric (knit, woven, denim, jacket) – Học viên sẽ được hiểu kỹ hơn về các loại vải, xơ, sợi, thành phần vải để Sourcing
  • Quy trình làm Lap – Dip, phát triển các Swatches trên vải, áo quần hoặc pantone
  • Cung cấp các kiến thức thực tiễn và chuyên sâu, kỹ năng nghiệp vụ
  • Tính giá Costing, Giá FOB, Giá gia công CM, Giá CMPT, Giá CIF….thống nhất về giá cả và kế hoạch với nhà máy làm gia công
  • Quy trình làm Packing List, Đặt Carton, Polybag & Booking Container
  • Production Planning: Theo dõi và giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh khi sản xuất đại trà Bulk Production
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng, năng suất và tiến độ giao hàng
  • Quy trình lên kế hoạch sản xuất ngày vào chuyền Line Map, theo dõi tiến độ đơn hàng, book lịch kiểm cho QA & QC
  • Cung cấp các Real Situation trong doanh nghiệp, nguyên nhân và biện pháp xử lý
  • Bài tập là các tình huống thực tế để các bạn trau dồi kiến thức, các bạn sẽ làm và gửi lại cho thầy, thầy sẽ chữa vào buổi tối hàng ngày
  • Bài học sẽ được update hàng tuần dựa trên ý kiến học viên và yêu cầu công việc hàng ngày
  • Thương mại quốc tế Incoterms, Import – Export: Quy trình xuất nhập khẩu hàng may mặc
  • International Payment: Thanh toán quốc tế chuyển tiền bằng điện T/T – Telegraphic Transfer & LC – Letter of Credit
  • Feedback và Comment của khách hàng để sửa chữa và rút kinh nghiệm đơn hàng tiếp theo
  • Hỗ trợ các bạn không chỉ trong thời gian học mà còn cả trong quá trình đi làm, không giới hạn thời gian, bất cứ khi nào các bạn cần là hỗ trợ.
  • Quy trình viết CV bằng tiếng anh – phân tích yêu cầu của đơn vị tuyển dụng
  • QUY TRÌNH PHỎNG VẤN ,VIẾT CV CHO MERCHANDISER TẠI FACTORIES, BRANDS &VENDORS
  • ĐƯỢC HỌC HỎI KINH NGHIỆM THỰC TẾ 15 NĂM LÀM MD
  • KINH NGHIỆM KỸ NĂNG LÀM VIỆC 15 NĂM LÀM MERCHANDISER
  • PHÁT TRIỂN BẢN THÂN CƠ HỘI THĂNG TIẾN CAO HƠN
  • HỖ TRỢ, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM PHÙ HỢP SAU KHÓA HỌC
  • CHỨNG CHỈ MERCHANDISER CÓ CON DẤU ĐỎ
1,500,000 ₫ 990,000 ₫
Web by Zubi Cloud
error: Dữ liệu được bảo mật !!